Đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC) ngày càng trở nên phổ biến, nhưng sự hiểu biết về lý do tại sao các quốc gia quyết định áp dụng CBDC vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu “Cultural values and the adoption of central bank digital currency” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp và các cộng sự thuộc Trường bet365 ee đăng trên tạp chí Applied Economics Letters (2022) đã xem xét tác động của văn hóa quốc gia trong việc hình thành quyết định của một quốc gia áp dụng CBDC.
Trong những năm gần đây, CBDC đã thu hút sự chú ý đáng kể từ các cơ quan chính sách trên toàn thế giới. CBDC được nhận thức là “sự phát triển mới nhất ở cấp độ quốc tế” có thể cải thiện tính bảo mật và hiệu quả của các giao dịch, giảm chi phí thanh toán xuyên biên giới và thúc đẩy sự bao gồm tài chính. Thông tin thu thập được từ CBDC Tracker cho thấy, vào cuối năm 2021, tổng số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia nghiên cứu và áp dụng CBDC ở các mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học lại lo ngại rằng lợi ích của CBDC được phóng đại quá mức. Chẳng hạn, các nhà hoạch định chính sách tại Vương Quốc Anh gần đây cho rằng không có “bằng chứng thuyết phục” nào về lý do tại sao Vương quốc Anh cần CBDC . Sự không thống nhất về quan điểm, thời gian và mức độ chuyên sâu của những dự án CBDC tại các quốc gia đã gợi lên câu hỏi quan trọng về lý do tại sao một số quốc gia lại mong muốn áp dụng triển khai CBDC trong khi những người khác ít có xu hướng làm như vậy.
Mặc dù CBDC ngày càng trở nên phổ biến, nhưng sự hiểu biết về lý do tại sao các quốc gia quyết định áp dụng CBDC vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm kiểm tra tác động của văn hóa quốc gia trong việc hình thành quyết định của một quốc gia áp dụng CBDC.
Về bản chất, văn hóa được hình thành và bao gồm một tập hợp các giả định, niềm tin, các giá trị… có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đổi mới sáng tạo, sự cạnh tranh và cơ chế kiểm soát. Theo lẽ đó, việc áp dụng triển khai CBDC - một công cụ quan trọng có thể dẫn đến những thay đổi trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, hoàn toàn có thể bị quyết định bởi các giá trị văn hóa dân tộc.
Sử dụng dữ liệu thu thập từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia với những chiều văn hóa đề cao sự chuyên quyền, sự quyết liệt và chiến lược lâu dài sẽ tham gia tích cực hơn trong quá trình thúc đẩy tạo ra CBDC. Ở chiều ngược lại, các quốc gia với đặc điểm văn hóa e ngại rủi ro sẽ ít tham gia vào quá trình nghiên cứu và triển khai áp dụng CBDC.
Thông tin tác giả
Lưu Ngọc Hiệp hiện phụ trách trách nhiệm Phó trưởng Khoa, Giảng viên Bộ môn Ngân hàng, Khoa Tài chính - Ngân hàng. TS. Lưu Ngọc Hiệp nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế học - Tài chính tại Đại học St. Andrews, Anh năm 2021. Anh là tác giả của nhiều bài báo, báo cáo khoa học quốc tế, trong đó phần lớn các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong danh mục ISI/SCOPUS. | |
Đỗ Đình Đình hiện là giảng viên Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính - Ngân hàng. Anh nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Phân tích kinh doanh, Đại học La Salle (Mỹ) năm 2021. | |
Phạm Thế Thành hiện phụ trách Phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Tài chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng. Anh nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và Tài chính – Đại học Nottingham, Trent (Vương quốc Anh) năm 2017, với hướng nghiên cứu chính gồm: Tài chính hành vi, Tài chính cá nhân, Fintech, Ngân hàng điện tử. | |
Hồ Xuân Việt hiện là giảng viên Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính - Ngân hàng. Anh nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán và Tài chính, Đại học Southampton (Vương quốc Anh) năm 2017. | |
Đinh Thị Quỳnh Anh hiện là Trợ giảng Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính - Ngân hàng. Cô nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính, Bangor University (Vương quốc Anh) năm 2021. |
Thông tin bài báo
Hiep Ngoc Luu, Dinh Dinh Do, Thanh Pham, Viet Xuan Ho & Quynh Anh Dinh (2022). Cultural values and the adoption of central bank digital currency. Applied Economics Letters. Published online: 14 Jun 2022. //doi.org/10.1080/13504851.2022.2089342
Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...
Chi tiếtThị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...
Chi tiếtCác doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...
Chi tiếtSự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...
Chi tiếtCác mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...
Chi tiếtNhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...
Chi tiếtSự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...
Chi tiếtViệc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...
Chi tiết