bet365 ee - Nhiệm Hữu Hạn.

BÀI BÁO QUỐC TẾ

Tác động qua lại giữa trung gian tài chính và các hiệp định thương mại khu vực đối với thương mại quốc tế

13:17 26/05/2021

Một nghiên cứu đến từ giảng viên Trường bet365 ee - ĐHQGHN đã xác định được tác động qua lại giữa trung gian tài chính và các hiệp định thương mại khu vực đối với thương mại quốc tế thông qua mô hình trọng lực cổ điển.

“Tác động qua lại giữa trung gian tài chính và các hiệp định thương mại khu vực đối với thương mại quốc tế” là nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Bảo (Trường bet365 ee - ĐHQGHN) và Anne‐Gaël Vaubourg (Đại học Poitiers, CH Pháp) vừa được công bố chính thức đầu năm 2021(1) trên tạp chí The World Economy, Wiley Blackwell - tạp chí thuộc nhóm Q1 (top 25%) theo phân loại của Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học SCImago. 

Mục đích của bài báo này nhằm xác định liệu những tác động thuận lợi của trung gian tài chính đối với xuất khẩu có bị suy yếu khi chi phí xuất khẩu thấp, tức là trong trường hợp hai quốc gia này cùng tham giao vào một hiệp định thương mại tự do (FTA). Ước tính mô hình trọng lực trên dữ liệu thu thập từ 69 quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1986-2006, tác giả chỉ ra rằng hiệu ứng thúc đẩy thương mại từ trung gian tài chính ở quốc gia xuất khẩu sẽ yếu hơn khi tồn tại một FTA giữa đối tác xuất khẩu và nhập khẩu. Tác giả cũng chứng minh tác động giảm thiểu của trung gian tài chính được mô tả ở trên sẽ thể hiện ở một mức độ yếu hơn đối với các lĩnh vực, mặt hàng bị hạn chế về tài chính, trong đó việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, tác giả thu được bằng chứng cho thấy mức độ trung gian tài chính ở nước nhập khẩu cũng tạo ra hiệu ứng tương đồng như tại nước xuất khẩu lên kim ngạch xuất khẩu từ quốc gia xuất khẩu tới đối tác nhập khẩu.

Trung gian tài chính trong bài báo này được đo lường bởi tỉ suất của các nguồn tài chính tài trợ cho khu vực tư nhân bởi các tổ chức tài chính (như ngân hàng có nợ phải trả dưới hình thức tiền gửi có thể chuyển nhượng) trên GDP, hoặc rộng hơn là tỷ suất của các nguồn tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân bởi các tổ chức tài chính khác (như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, ngân hàng cầm cố, công ty tài chính) và các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các tổ chức trung gian gây quỹ trên thị trường tài chính, chẳng hạn như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tương hỗ và ngân hàng phát triển) trên GDP.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xác định tác động qua lại giữa trung gian tài chính và các hiệp định thương mại khu vực đối với thương mại quốc tế thông qua mô hình trọng lực cổ điển. Bài báo đóng góp vào chuỗi các nghiên cứu liên quan tới việc chứng minh tương tác giữa các quy định tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy thương mại (Manova, 2008), năng suất (Peters & Schnitzer, 2015; Taylor, 2010; Topalova & Khandelwal, 2011) và tăng trưởng (Chang, Kaltani & Loayza, 2009).

Kết quả của tác giả thể hiện rằng việc thúc đẩy trung gian tài chính tại thị trường nội địa và có một đối tác thương mại có trình độ trung gian tài chính cao là vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là khi các đối tác không cùng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Những phát hiện của tác giả trong bài báo cũng củng cố thêm cho quan điểm việc phát triển trung gian tài chính sẽ hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy thương mại đối với các sản phẩm bị hạn chế về tài chính nhất, so với việc phát triển thị trường tài chính dựa trên thị trường chứng khoán (Allen & Gale, 2000).

Nhóm tác giả cho biết: “Nghiên cứu này có thể được làm phong phú và phát triển thêm theo nhiều cách. Đầu tiên, chúng tôi có thể nghĩ tới việc khám phá cơ sở lý thuyết cho những tương tác này. Thứ hai, trong khi bài nghiên cứu đề cập tới trung gian tài chính, sẽ rất thú vị nếu các nghiên cứu tiếp theo có thể khai thác chủ đề ổn định tài chính và xem xét cách thức tương tác của yếu tố này với các FTA sẽ tác động thế nào tới hoạt động xuất khẩu”./.

 ____________________

(1) Bạn đọc có thể đọc toàn văn công bố tại link:

//onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/twec.13010

hoặc //www.researchgate.net/publication/343143545_Financial_intermediation_trade_agreements_and_international_trade

Vài nét về TS. Nguyễn Đức Bảo:

TS. Nguyễn Đức Bảo hiện là giảng viên Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế Chính trị. TS. Đức Bảo nhận bằng cử nhân hạng xuất sắc chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2014. Thông qua Chương trình học bổng của Chính phủ Cộng hoà Pháp, TS. Đức Bảo đã nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế - Tài chính quốc tế và Tiến sĩ ngành Kinh tế tại Đại học Bordeaux (CH Pháp) lần lượt vào năm 2015 và năm 2019.

Trước khi trở thành giảng viên tại Trường bet365 ee - ĐHQGHN từ tháng 8/2020, TS. Đức Bảo đã đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Kinh tế Ứng dụng (GREThA), Đại học Bordeaux. TS. Đức Bảo đã tham gia nhiều hoạt động tư vấn nghiên cứu trong các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế tại Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO Châu Á - Thái Bình Dương) và Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm quốc tế (IFPRI). Nghiên cứu của TS. Đức Bảo tập trung vào các chủ đề liên quan tới thương mại quốc tế, toàn cầu hoá, khu vực hoá, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp. TS. Đức Bảo đã công bố 3 bài báo quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín thuộc danh mục SSCI/Scopus.

 

Liệu nợ nước ngoài có thúc đẩy phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp?

Liệu nợ nước ngoài có thúc đẩy phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp?

Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...

Chi tiết
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam: Vai trò của tâm lý nhà đầu tư

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam: Vai trò của tâm lý nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...

Chi tiết
Dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ: Một phương pháp kết hợp DEA và học máy

Dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ: Một phương pháp kết hợp DEA và học máy

Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...

Chi tiết
Báo cáo về rủi ro khí hậu và các sáng kiến bền vững toàn cầu: Phân tích khái niệm và đề xuất nghiên cứu

Báo cáo về rủi ro khí hậu và các sáng kiến bền vững toàn cầu: Phân tích khái niệm và đề xuất nghiên cứu

Sự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...

Chi tiết
Động lực không gian - thời gian của sự lan truyền tham nhũng: Quan điểm cấp địa phương

Động lực không gian - thời gian của sự lan truyền tham nhũng: Quan điểm cấp địa phương

Các mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...

Chi tiết
Vai trò của Chánh niệm trong việc thúc đẩy ý định mua sắm

Vai trò của Chánh niệm trong việc thúc đẩy ý định mua sắm

Nhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...

Chi tiết
Đường giới hạn có tính đánh đổi giữa ESG và tỷ lệ Sharpe: Phân tích bao dữ liệu kép dựa trên kỹ thuật Bootstrap

Đường giới hạn có tính đánh đổi giữa ESG và tỷ lệ Sharpe: Phân tích bao dữ liệu kép dựa trên kỹ thuật Bootstrap

Sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...

Chi tiết
  Mô hình học máy ước tính chi phí xây dựng nhà máy sơ bộ: Nghiên cứu điển hình ở miền Nam Việt Nam

Mô hình học máy ước tính chi phí xây dựng nhà máy sơ bộ: Nghiên cứu điển hình ở miền Nam Việt Nam

Việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...

Chi tiết