Các sản phẩm đổi mới sáng tạo, kết quả nghiên cứu, hay rộng hơn là tài sản vô hình của doanh nghiệp đã được chứng minh có tầm quan trọng không nhỏ đối với hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong các ngành công nghệ cao. Tuy nhiên, đối với các ngành truyền thống, thâm dụng dụng vốn và lao động như ngành nông, lâm và ngư nghiệp, tác động của tài sản vô hình vẫn chưa được khám phá một cách rõ ràng.
Do vậy, với nghiên cứu “Do intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small- and mediumsized enterprises” đăng trên tạp chí Journal of Innovation & Knowledge Vol.7, Iss.3 (2022), nhóm tác giả đến từ Khoa Kinh tế Chính trị, Trường bet365 ee - ĐHQGHN đã dùng số liệu thực tế tại Việt Nam để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất có tính ngẫu nhiên để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Trên cơ sở số liệu về hiệu quả này, các phương pháp ghép cặp và đánh giá tác động có trọng số đã được sử dụng để xem xét tác động của tài sản vô hình đối với hoạt động doanh nghiệp. Các phương pháp này đã giúp giải quyết được một vấn đề lớn của những nghiên cứu trước, đó là vấn đề nội sinh và thiên kiến lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp tại Việt Nam, tài sản vô hình không chỉ không làm gia tăng, mà còn có tác động làm giảm hiệu quả hoạt động. Kết quả này được chứng minh là đúng sau khi các yếu tố về doanh nghiệp như số năm hoạt động, quy mô hay sức khỏe tài chính cũng như các đặc điểm bên ngoài doanh nghiệp như các yếu tố về vùng miền hay tỉnh thành được cân nhắc. Từ kết quả này, có thể thấy rằng, hoạt động đầu tư và quản lý tài sản vô hình của doanh nghiệp trong các ngành này tại Việt Nam là chưa hiệu quả, tài sản vô hình của doanh nghiệp chưa dẫn tới sự gia tăng về lợi nhuận hoặc thậm chí chưa được thương mại hóa. Hơn nữa, sự cạnh tranh trong các ngành mang tính truyền thống cũng là một yếu tố rào cản đối với việc phát triển tài sản vô hình một cách có hiệu quả. Từ đó, các tác giả đưa ra một số hàm ý cho doanh nghiệp và địa phương để gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản vô hình trong các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp. Ở phương diện quản lý, nghiên cứu khuyến nghị các cơ quan chức năng cần thực hiện các sáng kiến nhằm khuyến khích môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp để phát triển và kinh doanh các tài sản vô hình nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động.
>> Về bài báo:
Tuan Nguyen-Anh, Chinh Hoang-Duc, Linh Nguyen-Thi-Thuy, Vuong Vu-Tien, Uyen Nguyen-Dinh, Nguyen To-The, “Do intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small - and medium-sized enterprises”, Journal of Innovation & Knowledge Volume 7, Issue 3, July-September 2022, 100194.
Nhóm tác giả:
Về các tác giả là giảng viên Trường ĐHKT:
ThS. Nguyễn Anh Tuấn - Giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường bet365 ee - ĐHQGHN. ThS. Nguyễn Anh Tuấn tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh tiên tiến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2014 và tốt nghiệp ThS. chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Úc năm 2019. ThS. Nguyễn Anh Tuấn đã từng công tác tại Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, đạt học bổng Chính phủ Úc (2018 - 2020). ThS. Nguyễn Anh Tuấn đã có hơn 1 chục bài báo đăng trên tạp chí trong nước, 6 bài báo đăng tạp chí ISI/Scopus uy tín như Land Use Policy; Environment, Development and Sustainability; Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies; Asia-Pacific journal of Regional Science; Applied Science. | |
ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh hiện là giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị - Trường ĐHKT. Hướng nghiên cứu chính: Phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và chính sách phát triển nông nghiệp, thương mại điện tử. | |
TS. Tô Thế Nguyên - Phó trưởng Khoa Kinh tế Chính trị, Trường bet365 ee - ĐHQGHN. TS. Tô Thế Nguyên tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Strasbourg (CH Pháp) năm 2016. Hướng nghiên cứu chính của ông gồm kinh tế nông nghiệp, đánh giá chính sách nông nghiệp, chính sách lương thực, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường và tài nguyên… TS. Tô Thế Nguyên đã tham gia vào các lĩnh vực nghiên cứu từ năm 2001 với tư cách là trưởng nhóm Đa dạng hóa sản xuất nông hộ ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam do JICA tài trợ. TS. Tô Thế Nguyên đang nghiên cứu về an ninh lương thực bằng cách quan sát sản xuất lương thực ở cấp độ toàn cầu và cấp quốc gia (Việt Nam). TS. Tô Thế Nguyên đã xuất bản 10 bài báo quốc tế trên các báo uy tín như Agricultural Economics; Land Use Policy; Environment, Development and Sustainability; European Review of Agricultural Economics; Journal of the Asia Pacific Economy… |
Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...
Chi tiếtThị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...
Chi tiếtCác doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...
Chi tiếtSự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...
Chi tiếtCác mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...
Chi tiếtNhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...
Chi tiếtSự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...
Chi tiếtViệc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...
Chi tiết