Một đặc điểm nổi bật ở các nền kinh tế đang phát triển là sự tồn tại song song của khu vực kinh tế chính thống và phi chính thống. Khu vực phi chính thống đóng vai trò rất quan trọng trong các nền kinh tế này, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu đến từ khu vực chính thống. Với lợi thế về nguồn vốn và trình độ công nghệ, khu vực kinh tế chính thống có năng suất cao hơn khu vực kinh tế phi chính thống và do vậy, FDI có nhiều khả năng phát huy tác động trực tiếp và lan tỏa tới tăng trưởng kinh tế trong khu vực này.
Nghiên cứu của các tác giả Đào Thị Bích Thủy (Trường bet365 ee - ĐHQGHN) và Ngô Vi Dũng (Trường Đại học Phenikaa) với tiêu đề “Does Foreign Direct Investment Stimulate the Output Growth of the Formal Economic Sector in Vietnam: A Subnational-Level Analysis”, công bố trên tạp chí International Journal of Emerging Markets (2022) được thực hiện cho khu vực kinh tế chính thống trên 63 tỉnh thành trong cả nước từ năm 2006 đến 2014. Nghiên cứu giải quyết hai câu hỏi sau: FDI có kích thích tăng trưởng trong khu vực kinh tế chính thống ở Việt Nam không? Điều gì khiến FDI trở thành yếu tố kích thích tăng trưởng trong khu vực kinh tế chính thống ở Việt Nam?
Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ FDI ảnh hưởng mạnh và tích cực đến tăng trưởng sản lượng của khu vực kinh tế chính thống. Cường độ FDI xác định vị thế của FDI trong khu vực và được đo bằng tỷ trọng nguồn vốn FDI so với tổng nguồn vốn của khu vực. Cường độ FDI càng cao thể hiện sự hiện diện và vị thế của FDI càng lớn. Tác động tích cực của cường độ FDI tới tăng trưởng sản lượng của khu vực kinh tế chính thống hàm ý rằng FDI đóng vai trò là yếu tố kích thích tăng trưởng. Có hai nguyên nhân giúp FDI đóng vai trò là yếu tố kích thích tăng trưởng trong khu vực kinh tế chính thống. Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI có năng suất cao hơn các doanh nghiệp trong nước, thể hiện ở 1% tăng trong nguồn lực vốn của doanh nghiệp FDI dẫn đến 0,76% tăng trong sản lượng, trong khi sự gia tăng trong sản lượng của các doanh nghiệp trong nước chỉ là 0,31% có được từ 1% tăng trong nguồn lực vốn. Thứ hai, FDI có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước thể hiện qua tăng trưởng sản lượng của khối doanh nghiệp FDI kích thích tăng trưởng sản lượng của khối doanh nghiệp trong nước. Để lý giải điều này, các doanh nghiệp trong nước thường đóng vai trò là nhà sản xuất và cung ứng linh kiện, phụ kiện, sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI. Tăng trưởng của khối FDI sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Bên cạnh đó, sự chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức từ các doanh nghiệp FDI cho phép các doanh nghiệp trong nước đạt được năng suất cao hơn và mức sản lượng cao hơn. Ngoài ra, việc hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp FDI giúp tăng năng suất và giảm giá đầu vào trên thị trường, không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp FDI mà còn cả các doanh nghiệp trong nước thuộc các ngành công nghiệp hạ nguồn được mua đầu vào với chi phí thấp hơn.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, do môi trường kinh doanh ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn FDI cũng như tăng trưởng sản lượng của khu vực kinh tế chính thống, chính quyền Trung ương và địa phương cần hoàn thiện thể chế chính thức (luật pháp, quy định và dịch vụ công) để thu hút dòng vốn FDI, tăng hiệu ứng trực tiếp và lan tỏa tích cực của dòng vốn này. Thứ hai, do các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đặt trụ sở tại các khu vực mà các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động, các chính sách cụ thể về tích tụ công nghiệp nước ngoài như cung cấp thông tin cập nhật về các cụm nhà đầu tư nước ngoài hiện có cũng như các chính sách kết nối và xúc tiến khác có thể rất hữu ích cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Thứ ba, thúc đẩy hợp tác để tăng cường hiệu ứng lan tỏa giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cần được thiết kế tốt hơn thông qua các cách khác nhau như nới lỏng thuế, đào tạo lao động và quản lý, bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ.
>>> THÔNG TIN BÀI BÁO
Dao, T. B. T., & Ngo, V. D. (2022). Does Foreign Direct Investment Stimulate the Output Growth of the Formal Economic Sector in Vietnam: A Subnational-Level Analysis. International Journal of Emerging Markets.
>>> GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TRƯỜNG bet365 ee
TS. Đào Thị Bích Thủy nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Adelaide, Australia; hiện giảng dạy tại Bộ môn Kinh tế học thuộc Khoa Kinh tế Phát triển, Trường bet365 ee - ĐHQGHN. Tác giả đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín như Post-Communist Economies, International Journal of Emerging Markets, Economies. Hướng nghiên cứu chính của TS. Đào Thị Bích Thủy gồm tăng trưởng kinh tế và các vấn đề kinh tế vĩ mô. |
Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...
Chi tiếtThị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...
Chi tiếtCác doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...
Chi tiếtSự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...
Chi tiếtCác mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...
Chi tiếtNhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...
Chi tiếtSự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...
Chi tiếtViệc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...
Chi tiết