Nhiều quốc gia đã khởi động các chương trình về “Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) và REDD, là sáng kiến quốc tế nhằm cung cấp và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Có nhiều yếu tố tiềm năng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quyết định của các hộ gia đình tham gia Chương trình REDD . Trong nghiên cứu của Lê Đình Hải và cộng sự với tiêu đề “Key Factors Influencing Vietnam REDD Participation”, công bố trên Journal of Sustainable Forestry năm 2021, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát tại 2 tỉnh Lào Cai và Điện Biên nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của các hộ gia đình tham gia chương trình REDD , từ đó cung cấp cơ sở cho các hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của các hộ gia đình địa phương vào các chương trình REDD trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
Ngày nay, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và sinh kế của những người sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng đóng góp phần lớn trong số tổng lượng phát thải CO2 do con người gây ra. Rõ ràng việc di dời người dân ra khỏi rừng không phải lúc nào cũng là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, mục tiêu của các nhà khoa học là tìm cách để đảm bảo sinh kế bền vững của những người sống gần rừng. Nhiều quốc gia đã khởi động các chương trình về “Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) và REDD . REDD được hiểu là một sáng kiến quốc tế, cung cấp và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu. Mục tiêu của REDD không những làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn sự đa dạng sinh học, thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp bền vững…
Tại Việt Nam, ngoài các ban quản lý rừng, người dân địa phương là nhóm quản lý rừng lớn nhất. Rừng dưới sự quản lý địa phương bao gồm rừng giao cho cộng đồng và hộ gia đình, với tổng diện tích lên tới 3,3 triệu ha (chiếm hơn ¼ tổng diện tích rừng của cả nước). Hơn 19% diện tích rừng (tương đương 2,6 triệu ha) đang được tạm thời quản lý bởi chính quyền địa phương. Một phần hoặc toàn bộ diện tích này dự kiến sẽ được giao cho người dân địa phương. Với số liệu kể trên, rõ ràng người dân địa phương có vai trò sống còn trong quản lý rừng; họ sẽ là một đối tác không thể thiếu trong tiến trình thực hiện REDD . Với việc phần lớn diện tích rừng đã được người dân địa phương quản lý và sự tham gia sớm vào các sáng kiến “Sẵn sàng REDD ”, Việt Nam trở thành một nước tiên phong trên toàn cầu về hành động giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải luận giải lý do tại sao sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương và người dân bản địa lại mang tính cốt yếu cho sự thành công của chương trình REDD và yếu tố nào là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào chương trình REDD ?
Có nhiều yếu tố tiềm năng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quyết định của các hộ gia đình tham gia Chương trình REDD . Các yếu tố tiềm năng này có thể được nhóm lại thành các đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm hộ, nhận thức của hộ về chương trình REDD và các yếu tố chính sách REDD . Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 250 hộ tại 2 tỉnh là Lào Cai và Điện Biên. Phương pháp hồi quy logit nhị phân (Binary Logistic Regression) được sử dụng để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của các hộ gia đình tham gia chương trình REDD trên địa bàn nghiên cứu. Sáu yếu tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự tham gia của hộ gia đình vào các chương trình REDD trên địa bàn nghiên cứu đã được xác định, bao gồm: Thành phần dân tộc, độ học vấn của chủ hộ; quy mô về diện tích đất lâm nghiệp của hộ; mối quan tâm về suy thoái tài nguyên rừng; phân bổ công bằng trong chi trả của chính phủ, và sự hiểu biết về lợi ích của Chương trình REDD của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các hàm ý chính sách với mục đích là tăng cường sự tham gia của các hộ gia đình địa phương vào các chương trình REDD trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
>> Về bài báo: Hai Dinh Le, Dang Thi Hai Ha, Steven Harrison, 2021. The Journal of Sustainable Forestry. Print ISSN: 1054-9811 Online ISSN: 1540-756X. (SCIE; IF: 1.272).
===============
Nhóm tác giả:
Trong đó tác giả thuộc Trường ĐHKT:
PGS.TS. Lê Đình Hải: Phó Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển, Trường bet365 ee - ĐHQGHN, tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Lâm nghiệp với bằng kỹ sư lâm nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế năm 1996, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường và Phát triển tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) năm 2006; tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế Tài nguyên và Môi trường tại Đại học Tổng hợp Queensland (UQ) - Australia năm 2013. Đến nay, PGS.TS. Lê Đình Hải đã công bố được trên 10 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín như Gobal Environmental Change, Rural Studies, Ecological Modelling, Smallscale Forestry, Sustainable Forestry thuộc danh mục SCI, SSCI, SCIE. Ông là giảng viên với hơn 25 năm kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Kinh tế và chính sách nông lâm nghiệp và tài nguyên môi trường, Quản lý kinh tế, Phát triển sinh kế bền vững, Giảm nghèo đa chiều và bền vững. Thế mạnh của ông là ứng dụng các phần mềm thống kê chuyên ngành như STATA, SPSS, NETICA cho việc phân tích số liệu, đặc biệt là ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính, mô hình Logit nhị phân, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình cấu trúc SEM; mô hình hóa như Mô hình mạng Baysian Network (BNs). Các mô hình định lượng này đã được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và công bố nhiều bài báo khoa học trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ông đã tham gia hướng dẫn nhiều nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải các cấp. |
Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...
Chi tiếtThị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...
Chi tiếtCác doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...
Chi tiếtSự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...
Chi tiếtCác mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...
Chi tiếtNhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...
Chi tiếtSự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...
Chi tiếtViệc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...
Chi tiết