Trong Quý 3/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý 3 kèm theo các hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề sẽ phải mất nhiều thời gian sau mới khắc phục được. Sức chống đỡ của doanh nghiệp và người dân ở các vùng có dịch bùng phát trong thời gian vừa qua đã tiến tới gần điểm tới hạn.
Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III của VEPR, sự thành công của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh thông qua việc tiêm vắc xin và gói cứu trợ xã hội thật sự lớn, đi cùng với biện pháp giải ngân mạnh mẽ và hiệu quả, đẩy mạnh kinh tế số và cải cách hành chính. Trong báo cáo này, VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2021. Ở kịch bản xấu, khi dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, trong khi Việt Nam, tình trạnh “đóng-mở” cửa nền kinh tế lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca lây nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất, tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra, chi phí sản xuất tăng cao và nhiều ngành thu hẹp sản xuất thì mức tăng trưởng GDP trong năm chỉ có thể đạt 1,0-1,5%. Trong đó, ngành nông- lâm-thủy sản tăng trưởng từ 2,0-2,5%; công nghiệp và xây dựng tăng trưởng
3,0-3,5% và dịch vụ âm từ 1,0 đến âm 0,5%. Ở kịch bản tốt, giả thiết đặt ra khi cả nước đã thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vaccine ngay trong nửa đầu quý IV và tình trạng phong tỏa như quý III không lặp lại, thì tăng trưởng GDP cả năm được dự báo đạt từ 2,0-2,3%. Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản dự báo tăng trưởng 2,7-3,2%; công nghiệp và xây dựng 4,0-4,5%; dịch vụ tăng trưởng 0-0,5%.
Cụ thể hơn chúng tôi nhận định rằng việc chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của một vài doanh nghiệp FDI hay sự rời bỏ các trung tâm sản xuất của các lao động có thể chỉ là tạm thời. Triển vọng hồi phục kinh tế do vậy phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Trong thời gian nửa đầu tháng 10, bệnh dịch ở nhiều nơi đã lắng xuống, tỷ lệ tiêm phủ vaccine đã ở mức khá cao ở các trung tâm kinh tế, chính phủ cũng đã có những động thái quyết liệt để khôi phục lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân doanh hướng tới trạng thái bình thường mới, song nhiều doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều hoạt động lưu thông vận tải hành khách và hàng hóa vẫn bị ngưng trệ.
Chính vì vậy, một số khuyến nghị chính sách quan trọng được rút ra từ Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III của VEPR là:
Các hoạt động kinh tế cần được “cởi trói” để hoạt động bình thường trở lại. Cần tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và các giải pháp quyết liệt tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ưu tiên các giải pháp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho việc khôi phục sản xuất, đặc biệt là năng lượng. Theo đó, nguồn điện cung cấp cho các nhà máy cần phải được đảm bảo, nhất là trong các trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu tăng ca sản xuất để bù đắp khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Mặc dù vai trò của gói hỗ trợ là vô cùng cần thiết, nhưng thay vì tập trung về độ lớn của các gói hỗ trợ bằng tiền, thì việc sớm cho phép các doanh nghiệp hoạt động 100% năng suất là gói hỗ trợ có ý nghĩa nhất và trong tầm tay của Chính phủ.
Bên cạnh thay đổi chiến lược “mở cửa” thích ứng hiệu quả với đại dịch, các hỗ trợ an sinh xã hội và tài khóa cũng đóng vai trò quan trọng cho sự hồi phục của nền kinh tế. Các gói hỗ trợ cho tới nay là rất hạn hẹp và tác động chưa thực sự tích cực, chưa tạo niềm tin cho doanh nghiệp và đặc biệt là người lao động.
Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam có thể tạm thời chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường nhằm an dân và hỗ trợ doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, các kỉ luật tài khóa cần phải được tuân thủ chặt chẽ trở lại để tránh các rủi ro về tài khóa và nợ công trong dài hạn
Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các địa phương trên cả nước cần thực hiện quyết liệt, nhất quán, đồng bộ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19”, không được tạo ra sự bất nhất trong áp dụng chính sách phòng, chống dịch. Biện pháp mang tính cấp bách và ngắn hạn hơn hết là làm cho việc thông thương hàng hóa, đi lại của người dân được dễ dàng để đón đợt mua sắm cuối năm. Vì đây là dịp tổng cầu mỗi năm của nền kinh tế đều tăng rất cao nên quý cuối năm là quý có hoạt động đầu tư lẫn tiêu dùng cá nhân và tổ chức đều tăng cao. Thêm nữa, các tỉnh, thành, địa phương cần phải thực hiện quyết liệt, nhất quán, đồng bộ và linh hoạt trong việc vận dụng các nội dung Nghị quyết 128 của Chính phủ vừa mới ban hành. Riêng các địa phương đang có tình hình dịch diễn biến tích cực như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… nên mạnh dạn trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động khôi phục sản xuất kết hợp các biện pháp chống dịch thay vì đưa ra nhiều quy định, điều kiện cho doanh nghiệp
Bênh cạnh các giải pháp ngắn hạn trên, sau đợt dịch này sẽ xảy ra sự đảo ngược trong dòng vốn FDI ở các quốc gia trên thế giới, sự tái định vị lại chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, cần rà soát các điều kiện, môi trường kinh doanh để không bỏ lỡ nhịp phục hồi kinh tế mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới, đồng thời phát huy các lợi thế so sánh và tham gia sâu hơn của Việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về phía các doanh nghiệp nội địa, cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc tối ưu hóa các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu tại chỗ, cũng như khai thác thị trường nội địa. Việt Nam cần sớm có giải pháp để thúc đẩy vòng thương mại nội địa, cần tận dụng tốt các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cũng như đầu ra từ thị trường trong nước.
>> Xem hoặc download bài viết tại đây.
(VEPR Opinions, No.11, Oct 27, 2021)
Ngày 18/05/2024 vừa qua, Hội thảo “Xác lập khung mô hình đánh giá mức độ chuyển đổi số và chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành bán lẻ” đã được tổ chức ...
Chi tiếtSáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...
Chi tiếtTọa đàm nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu của giảng viên liên quan tới Carbon emissions and energy transition, lấy ý kiến chuyên gia trong nước và quốc ...
Chi tiếtĐể nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây ...
Chi tiếtĐể thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch trong chiến lược bền vững, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều mô hình dulịch đảm bảo hài hòa các yếu tố: ...
Chi tiếtĐó là khuyến nghị mà nhóm tác giả cuốn sách “Kinh tế và quản lý an ninh nguồn nước lưu vực sông” (gồm PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, ...
Chi tiếtGần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...
Chi tiếtXu hướng hội nhập, liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng giữa các nước đã tạo cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, song nó cũng lại đặt các quốc ...
Chi tiếtBài viết đánh giá tình hình, nêu lên triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam và nêu lên một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy nội lực, tận dụng ...
Chi tiết