Trên cơ sở tổng quan về lý thuyết tập mờ, số mờ, mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM) mờ, nghiên cứu của TS. Lưu Quốc Đạt và nhóm cộng sự đã xây dựng được các mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp mờ mới, cụ thể: Xây dựng mô hình quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp mờ (kết hợp phương pháp điểm lý tưởng - TOPSIS và phương pháp phân tích thứ bậc - AHP) để đánh giá năng lực giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); Xây dựng phương pháp TOPSIS sử dụng tập “Neutrosophic” khoảng và phức, kết hợp biến ngôn ngữ để đánh giá năng lực giảng viên tại ĐHQGHN; Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp mô hình triển khai chức năng chất lượng (QFD) và TOPSIS; đồng thời ứng dụng được một số mô hình MCDM để đánh giá năng lực giảng viên tại ĐHQGHN và các vấn đề khác trong kinh tế và quản trị.
Mã đề tài: 502.01-2015.16
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lưu Quốc Đạt
Các trường đại học trong và ngoài ĐHQGHN có thể áp dụng các mô hình MCDM trong quá trình đánh giá năng lực giảng viên. Theo nhóm tác giả, các bước vận dụng mô hình MCDM được đề xuất như sau:
Bước 1: Các trường đại học tiến hành thành lập hội đồng đánh giá năng lực giảng viên. Các thành viên trong hội đồng gồm có: đại diện Ban giám hiệu, lãnh đạo Phòng Tổ chức Nhân sự, lãnh đạo khoa, bộ môn, lãnh đạo phòng nghiên cứu khoa học, Phòng Đảm bảo Chất lượng.
Bước 2: Hội đồng đánh giá tiến hành xác định bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên. Tùy theo chiến lược, mục tiêu, lĩnh vực đào tạo mà các trường đại học xác định bộ tiêu chuẩn phù hợp với đơn vị. Các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá năng lực giảng viên có thể chia thành 03 nhóm tiêu chuẩn:
a) Nhóm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy:
b) Nhóm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học:
c) Nhóm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động phục vụ cộng đồng
Bước 3: Mỗi tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên có tầm quan trọng khác nhau, do đó trong bước này mỗi thành viên trong hội đồng sẽ cần đưa ra các mức trọng số cho các tiêu chuẩn. Có hai cách xác định trọng số của các tiêu chuẩn thường được sử dụng, đó là: (i) Từng thành viên hội đồng trực tiếp đưa ra các mức trọng số cho các tiêu chuẩn đơn (phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhưng sai số thường lớn hơn so với các phương pháp khác); (ii) Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thông qua việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn dựa trên so sánh cặp đôi. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định trọng số của các tiêu chuẩn hiện nay. Cuối cùng, giá trị trung bình của các trọng số được xác định dựa trên phân tích tổng hợp ý kiến của các thành viên.
Bước 4: Xác định tỷ lệ đánh giá các giảng viên dựa trên mỗi tiêu chuẩn
Dựa trên bộ tiêu chuẩn đã có, Hội đồng chuyên gia sẽ đánh giá (cho điểm) các giảng viên. Để việc đánh giá được chính xác, Hội đồng chuyên gia cần có đầy đủ thông tin liên quan tới các giảng viên (số liệu thống kê về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng, điểm đánh giá từ sinh viên). Trong quá trình đánh giá, đối với các tiêu chuẩn định lượng, Hội đồng chuyên gia có thể sử dụng số thực hoặc số mờ để xác định tỷ lệ của các giảng viên; đối với các tiêu chuẩn định tính, việc sử dụng số mờ (hoặc các tập mở rộng) là cần thiết để tăng tính xác thực trong quá trình đánh giá. Sau đó, giá trị trung bình của các lựa chọn được xác định dựa trên phân tích tổng hợp ý kiến của các thành viên.
Bước 5: Đánh giá và xếp hạng giảng viên
Trên cơ sở giá trị thu được trong bước 3 và bước 4, hội đồng xác định được điểm đánh giá tổng hợp của các giảng viên. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp, trường tiến hành xếp hạng giảng viên theo các nhóm tiêu chuẩn liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đóng góp cộng đồng.
Tháng 3/2022, Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN đã hoàn thành xong nhiệm vụ “Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc ...
Chi tiếtĐề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018 - 5/2020
Chi tiếtĐề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội đã được nghiệm thu. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 6/2018 đến 6/2020
Chi tiếtGian lận thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế ...
Chi tiếtCác hành vi thao túng báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mất cân xứng trên thị trường tài chính, làm suy giảm uy ...
Chi tiếtĐề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: 502.99-2015.10
Chi tiếtĐề tài KHCN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số: QG.17.31
Chi tiếtĐề tài KHCN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG.16.57
Chi tiết