Nền kinh tế trong năm 2021 đã trải qua nhiều đợt sóng gió, cùng với đó là sự thay đổi thất thường khó đoán của thị trường Bất động sản. Trong năm nay, thị trường bất động sản sẽ dịch chuyển như nào? Phóng viên của Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh đã có bài phỏng vấn TS. Hoàng Thị Hương - giảng viên, đồng thời là nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực quản lý bất động sản về lĩnh vực này.
- Năm 2021 nền kinh tế của chúng ta đã trải qua một năm đầy biến động phức tạp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với đó là sự thay đổi thất thường của thị trường Bất động sản. Giá cả của bất động sản leo thang chóng mặt, theo Tiến sĩ xu hướng này sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2022 ?
TS. Hoàng Thị Hương: Với diễn biến dịch bệnh covid vẫn còn phức tạp, đầu tư sản xuất phục hồi còn chậm, khó đem lại lợi nhuận; Ngân hàng chưa siết chặt tín dụng bất động sản do đó có thể dự kiến bất động sản còn tiếp tục tăng đến cuối năm 2022; Mặt khác trong năm 2022, đầu tư công sẽ được đẩy mạnh hơn, tạo động lực phát triển kinh tế tốt hơn, từ đó giúp thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi. Một số khu vực ven đôi của Hà Nội như khu Hòa Lạc (Thạch Thất), huyện Mê Linh, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức…, hiện nay các hoạt động mua bán đất nền diễn ra khá sôi động. Những hiệu ứng từ các dự án đã đầu tư hoặc chuẩn bị triển khai khiến phân khúc đất nền giá lên cao. Việc "ăn theo" thông tin dự án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã đẩy giá đất khu vực huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) lên cao. Cùng với sự sôi động về giá bất động sản, các Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Quốc cũng không ngoiaj lệ, giá đất cũng tăng chóng mặt…
- Theo bà các Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải làm gì để có thể vượt qua được các thách thức?
TS. Hoàng Thị Hương: Hiện nay thị trường bất động sản đang biến động, không kiểm soát được, chưa thấy có dấu hiệu giá đất thị trường đạt mức đỉnh điểm do đó người dân và doanh nghiệp nhỏ rất dễ bị doanh nghiệp lớn chi phối tạo thị trường ảo. Khi các nhà đầu tư lớn rút vốn, doanh nghiệp nhỏ sẽ không đủ sức chống chịu, khi đó bất động sản không bán được, lãi suất ngân hàng có thể tăng khi ổn định kinh tế. Đến thời điểm nào đó doanh nghiệp nhỏ sẽ bán tháo dẫn đến chịu ảnh hưởng về kinh tế. Do vậy các doanh nghiệp nhỏ cần liên kết với nhau để cùng chia sẻ lợi ích cũng như phân tán rủi ro. Thêm vào đó, doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn, nhất là về cơ chế, chính sách đầu tư, về nguồn vốn tín dụng và thị trường.
Để tránh rủi ro cho người dân và doanh nghiệp cần có sự đánh giá tốt về thị trường bất động sản, đánh giá các diễn biến của thị trường đâu là đỉnh, đâu là đáy; nắm bắt các chính sách của nhà nước về đất đai, thị trường bất động sản. Cần củng cố và nâng cao tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản thông qua phục hồi quy mô doanh thu và lợi nhuận cũng như tăng quy mô vốn chủ sở hữu và vốn tự có của doanh nghiệp. Cần sự nhanh nhạy và kiên trì chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có được bứt phá về doanh số ngay cả khi Covid-19 vẫn liên tiếp diễn biến với những biến thể mới.
- Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư đang tìm cách chuyển hướng đầu tư vào đất đai, mua đất để đầu cơ. Vậy theo bà, có nên đầu tư vào đất đai trong thời điểm này?
TS. Hoàng Thị Hương: Nên hay không nên rất khó giải thích ở thời điểm này bởi giá BĐS đến cuối năm 2021 vẫn tăng, sang đầu năm 2022 giá vẫn tăng, chưa đánh giá được là thời điểm đạt đỉnh. Do đó, nếu đầu tư thì cần có sự đánh giá tốt về diễn biến thị trường BĐS ở các giai đoạn, tránh trường hợp rơi vào tình trạng sốt đất ảo năm như năm 2011 ở Hà Nội và rớt giá giai đoạn 2013-2014 khiến nhiều nhà đầu cơ chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên vẫn có thể đầu tư ở một số vùng vẫn còn tiềm năng do 2 yếu tố đô thị hóa, về dân sinh, những vùng có cảng, có thương mại lớn, khu công nghiệp, hạ tầng giao thông hàng hóa, đặc biệt giá chưa tăng nhiều. Cơ hội không phải để lướt sóng mà tầm nhìn 1 đến 5 năm tới.
- Đối với sự leo thang về giá cả trong thị trường mua bán quyền sử dụng đất, theo Tiến sĩ Nhà nước cần có những giải pháp và chính sách gì để quản lý thị trường?
TS. Hoàng Thị Hương:
- Trân trọng cám ơn những nhận định và đánh giá của Bà. Chúc Bà cùng gia đình dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và bình an!
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây ...
Chi tiếtVới tác động của khoa học công nghệ, thế giới đương đại đã trở thành thế giới phẳng, thế giới của toàn cầu. Theo đó, có những sự kiện diễn ra tại một khu ...
Chi tiếtTự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...
Chi tiếtẢnh hưởng của dịch Covid 19 đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chiến lược, mô hình, xu hướng sản xuất kinh doanh cả trong trước mắt và lâu dài - không chỉ ...
Chi tiếtTrong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, Việt Nam đang ...
Chi tiếtChuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển ngân hàng số, trở ...
Chi tiếtMới đây, Bộ Tài chính đã xin ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường của các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn. Theo đó Bộ Tài chính ...
Chi tiếtGần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...
Chi tiếtXu hướng hội nhập, liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng giữa các nước đã tạo cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, song nó cũng lại đặt các quốc ...
Chi tiết