Đây là sản phẩm nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trường bet365 ee - ĐHQGHN. Trên cơ sở khảo sát, hệ thống hóa về mặt lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia, nhóm tác giả đã phân tích đặc điểm của sinh kế hộ gia đình và tác động của giáo dục đào tạo đối với sinh kế hộ gia đình các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (MNPB), phân tích thực trạng này ở các tỉnh MNPB để đề xuất một số mô hình, giải pháp - một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao năng lực sinh kế và thu nhập hộ gia đình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trên.
Vùng núi phía Bắc là khu vực rộng lớn trên cực bắc của nước ta gồm 15 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình (tiểu vùng Tây Bắc), Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh (tiểu vùng Đông Bắc), với hai khu vực Đông bắc và Tây bắc và một số huyện thuộc vùng miền núi phia Tây của 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng 109.425 km2, chiếm 33% diện tích cả nước, dân số miền núi phía Bắc nước ta có khoảng 12.184 nghìn người, chiếm khoảng 13 % dân số cả nước. Tổng số lao động trong độ tuổi ở các tỉnh MNPB là 7.684.000 người bằng 63% dân số của cả vùng và 13,8% tổng số lao động cả nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên, vùng MNPB còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Về điều kiện địa lý tự nhiên, khó khăn lớn nhất là địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, lũ lụt, lũ quét gây thiết hại nặng nề về người và tài sản, gây khó khăn sản xuất, buôn bán. Kết cấu hạ tầng thấp kém, văn hóa lạc hậu, hiện tượng mê tín dị đoan, tình trạng du canh du cư, di cư tự do, chặt phá rừng, khiếu kiện tranh chấp đất đai còn khá phổ biến. Môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Tỷ lệ hộ nghèo đói nhiều khu vực vùng dân tộc và miền núi còn ở mức rất cao. Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của khu vực miền núi Tây Bắc là 38,78%, miền núi Đông Bắc là 24,54% cao hơn 2 đến 3 lần so với mức nghèo và cận nghèo 14,2% của cả nước. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng nới rộng thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 thu nhập bình quân chung của cả nước. Sinh kế của các hộ gia đình miền núi phía bắc chủ yếu vẫn là sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp, trên 78% người lao động vùng Tây Bắc tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản; 5% tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; 15% làm thuê phi nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản. Sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, trong khi thu nhập bình quân đầu người cao nhất được ghi nhận cho các hộ gia đình chọn sinh kế tự do phi nông nghiệp, tiếp theo là những người có công việc trả lương, và cuối cùng là những người phụ thuộc vào công việc nông nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho khả năng chuyển đổi sinh kế cũng như hiệu quả sinh kế hộ gia đình thấp là do chất lượng nguồn nhân lực các tỉnh MNPB còn thấp kém cả về thể lực, trí lực và tâm lực so với nguồn nhân lực chung của cả nước.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp dẫn tới năng lực khai thác sử dụng các nguồn lực sinh kế khác cũng bị hạn chế như nguồn lực về tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính.
Thực tế trên cho thấy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và sinh kế các hộ gia đình nói riêng ở các tỉnh MNPB là một nhiệm vụ hết sức cần thiết vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài. Nghiên cứu về phát triển nhân lực là mảng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan, tổ chức phi chính phủ quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu này thường tập trung ở các nghiên cứu vĩ mô trên phạm vi tồng thể quốc gia hay tập trung ở các vùng trọng tâm như khu vực đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hay các khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế các tỉnh MNPB theo chúng tôi là hướng đi mới nhằm gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với nhu cầu sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình vùng cao, dân tộc thiểu số.
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế các tỉnh miền núi phía Bắc” hướng đến giải quyết 4 vấn đề chính:
Thứ nhất, hệ thống hóa về mặt lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia để làm rõ thêm các khái niệm: nhân lực, vốn nhân lực, phát triển vốn nhân lực, sinh kế, mô hình sinh kế bền vững và nội dung phát triển nhân lực gắn với sinh kế làm khung lý thuyết cho phân tích các nội dung khác.
Thứ hai, phân tích đặc điểm của sinh kế hộ gia đình và tác động của giáo dục đào tạo đối với sinh kế hộ gia đình các tỉnh MNPB (phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các hộ gia đình vùng Tây Bắc) bao gồm tác động của nguồn nhân lực tới sự lựa chọn sinh kế, đến thu nhập, đến tỷ lệ nghèo và độ sâu của nghèo. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2016. VHLSS do Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới. Cuộc điều tra năm 2016 bao gồm khoảng 46.000 hộ gia đình ở 10.339 xã/ phường. Mẫu VHLSS được lựa chọn theo cách đại diện cho toàn bộ quốc gia ở cấp quốc gia, khu vực, thành thị, nông thôn và cấp tỉnh.
Thứ ba, phân tích thực trạng nguồn lực sinh kế (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính), thực trạng chất lượng nguồn nhân lực (thể lực, tâm lực, trí lực), thực trạng giáo dục phổ thông và đào tạo nghề đối với phát triển nguồn nhân lực ở các tỉnh MNPB, trong đó đi sâu hơn các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Lào Cai, Sơn la, Điện Biên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính dựa trên số liệu thứ cấp từ các báo cáo, bảng biểu số liệu thống kê của trung ương và địa phương, kết hợp với kết quả điều tra trực tiếp ở một số địa bàn của tỉnh Điện Biên.
Thứ tư, đề xuất một số mô hình, giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao năng lực sinh kế và thu nhập hộ gia đình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc:
* Kiến nghị đối với nhà nước:
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thành công của miền núi. Như đã đề cập ở trên, chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ miền núi. Nhưng cho đến nay những kết quả là những gì chúng ta thu được thường không như những gì chúng ta mong đợi. Ngày nay, hầu như các nhà quan sát của Việt Nam cũng như nước ngoài, đều nhận xét về sự chậm trễ trong việc tìm ra một chiến lược phát triển phù hợp và các mẫu được gọt giũa riêng để thích ứng với các điều kiện đặc biệt của miền núi là lý do chính tại sao nhiều chương trình phát triển không đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Vấn đề khó khăn nhất là làm thế nào để chuyển tải được những ý tưởng “phát triển nông thôn có sự tham gia của nông dân” hoặc “các quá trình quy hoạch phi tập trung hoá” sang các cơ quan có thể thực thi trên thực tế. Việc sáng tạo ra những tổ chức và quá trình mới đúng đắn cho việc quy hoạch phát triển thường bao giờ cũng gặp một vài rắc rối. Một chiến lược như thế phải bắt đầu bằng việc đánh giá một cách hiện thực tiềm năng phát triển thực sự của miền núi.
* Kiến nghị với địa phương:
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây ...
Chi tiếtVới tác động của khoa học công nghệ, thế giới đương đại đã trở thành thế giới phẳng, thế giới của toàn cầu. Theo đó, có những sự kiện diễn ra tại một khu ...
Chi tiếtTự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...
Chi tiếtẢnh hưởng của dịch Covid 19 đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chiến lược, mô hình, xu hướng sản xuất kinh doanh cả trong trước mắt và lâu dài - không chỉ ...
Chi tiếtTrong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, Việt Nam đang ...
Chi tiếtChuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển ngân hàng số, trở ...
Chi tiếtNền kinh tế trong năm 2021 đã trải qua nhiều đợt sóng gió, cùng với đó là sự thay đổi thất thường khó đoán của thị trường Bất động sản. Trong năm nay, ...
Chi tiếtMới đây, Bộ Tài chính đã xin ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường của các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn. Theo đó Bộ Tài chính ...
Chi tiếtGần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...
Chi tiết