Đây là nội dung đã được đề cập trong chương trình “Dòng chảy kinh tế” của kênh VOV1 - Đài tiếng nói Việt Nam với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển, Trường bet365 ee - ĐHQGHN.
Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường bet365 ee - ĐHQGHN và Ban Thời sự Đài tiếng nói Việt Nam.
Hiện cả nước có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 1.700 làng nghề đã được công nhận. Trên 400 làng nghề truyền thống lưu giữ hơn 53 nhóm nghề, trong đó rất nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm như tơ lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã, gốm Chu Đậu... Phát triển kinh tế xanh tại các làng nghề phù hợp với xu thế thế giới. Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vấn đề đặt ra hôm nay là trong kinh tế, khái niệm “Kinh tế xanh” phải được hiểu trong hoạt động các làng nghề như thế nào? Những tiềm năng của nó, sự thay đổi để hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế hoạt động làng nghề hiện nay là: hầu hết các làng nghề còn phát triển tự phát và thiếu bền vững. Các làng nghề đa phần chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải và sử dụng máy móc thô sơ, đơn giản chiếm 70% thiết bị sản xuất, khiến tỷ lệ người mắc bệnh ở mức cao, vậy cần đưa ra giải pháp gì để giải quyết vấn đề này. Xuất phát từ hoạt động làng nghề trên thế giới đó là: Du lịch làng nghề, nâng cao sản phẩm độc đáo làng nghề, các chính sách của nhà nước đối với làng nghề cần đặt ra như thế nào.
PGS.TS Nguyễn An Thịnh cho rằng:
Thứ nhất: Xây dựng thành công mô hình kinh tế xanh tại làng nghề trong đó cần chú trọng: Tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương; Làm sống lại, phục hồi và phát huy các kiến thức truyền thống của địa phương; Phát huy những tri thức của địa phương, sáng tạo những sản phẩm và hàng hoá mới có tính đặc thù; Kết hợp phát triển du lịch tham quan các làng nghề thủ công mỹ nghệ nhằm tăng thu nhập cho địa phương; Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với các sản phẩm của quốc gia; Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai: Thúc đẩy du lịch làng nghề gắn với sản phẩm OCOP: Cùng với việc khai thác các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương theo Chương trình OCOP làm nòng cốt; còn cần tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất du lịch; cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên và môi trường văn hóa; nâng cao ý thức, kiến thức và cách thức làm du lịch cho cộng đồng dân cư,... Đổi mới toàn diện được các yếu tố này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển du lịch tại các làng nghề.
Thứ ba: Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề bao gồm: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu; Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu; Định vị thương hiệu; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; Thiết kế thương hiệu; Thực hiện phát triển thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; Đánh giá thương hiệu.
Bên cạnh đó giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và xây dựng thương hiệu làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Cần có sự đầu tư thích đáng trong tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực của doanh nghiệp tại làng nghề, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Các giải pháp khác bao gồm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở kênh quảng bá trực tuyến, chú trọng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm.
Xin mời quý vị cùng nghe lại nội dung cuộc phỏng vấn:
Hoặc quý vị có thể nhấn vào link sau để nghe toàn bộ bài trả lời phỏng vấn:- VOV1:
Tọa đàm nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu của giảng viên liên quan tới Carbon emissions and energy transition, lấy ý kiến chuyên gia trong nước và quốc ...
Chi tiết