bet365 ee - Nhiệm Hữu Hạn.

BÀI BÁO QUỐC TẾ

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên sàn chứng khoán

22:17 26/11/2021

Dựa trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà và Mai Thanh Tú với tiêu đề “Factors affecting capital structure of businesses in real estate sector on stock exchange” đăng trên tạp chí Accounting Vol.7 (6) năm 2021 - đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có lãi thì tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn. Ngược lại, năng lượng tái tạo, quy mô và tốc độ tăng trưởng là ba yếu tố có tác động tích cực đến cấu trúc vốn. Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp không ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp bất động sản nhằm xây dựng cấu trúc vốn hiệu quả. 

Về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn sẽ thay đổi đáng kể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thường tập trung vào các đặc điểm sau: tình hình của doanh nghiệp, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động cũng như ảnh hưởng từ biến động vĩ mô của nền kinh tế, yếu tố văn hóa, tôn giáo và hành vi quản trị. Thay vì tìm hiểu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tối ưu là bao nhiêu, các nhà nghiên cứu tài chính thường quan tâm đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay. Hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Từ mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa hợp lý, có những tồn tại và rủi ro gì, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng. 

Trong bối cảnh Việt Nam, Chính phủ đang có kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực bất động sản và năng lượng. Trước đây, rất ít nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào bất động sản do duy trì chính sách sở hữu nước ngoài bất lợi và khắt khe. Ngoài ra, Việt Nam đang bùng nổ tầng lớp trung lưu và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng - đây là trụ cột để phát triển thị trường bất động sản. Hơn nữa, Việt Nam đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong thế kỷ XXI, điều này có nghĩa rằng các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở thành cổ đông chính trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã cho thấy sự gia tăng đáng kể về nhu cầu năng lượng với mức dự báo thay đổi 10% mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ, Việt Nam phải xây dựng một số lượng lớn các nhà máy năng lượng cung cấp khoảng 60.000 MW điện vào năm 2020, 96.500 MW vào năm 2025 và 129.500 MW vào năm 2030.

Năng lượng là một yếu tố thiết yếu của đời sống xã hội và kinh tế trên toàn thế giới. Nhiên liệu hóa thạch và than được coi là những nguồn năng lượng chính, có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và sự nóng lên toàn cầu. Dự kiến, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng lên, do đó, những vấn đề này ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Vì vậy, năng lượng tái tạo là một giải pháp lý tưởng.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với dân số 97 triệu người, được xếp hạng là quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á. Nhu cầu sử dụng điện đã tăng nhanh trong 5 năm qua. Để đáp ứng mức công suất ngày càng tăng, Việt Nam sẽ cần tới 150 tỷ USD vốn đầu tư. Việc quy hoạch điện theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo có thể tạo cơ hội tốt nhất cho việc cấu trúc vốn với rủi ro thấp nhất và tác động tích cực đến ngân sách công. Nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tỷ lệ tài trợ cho doanh nghiệp thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu được gọi là cấu trúc vốn. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của năng lượng tái tạo như một biến độc lập đối với cấu trúc vốn bằng cách đây coi như một biến phụ thuộc ở Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, phần lớn nợ đến từ các ngân hàng và họ cũng không cho vay quá dài hạn với lãi suất cao hơn. Đó là lý do cho vay ngắn hạn là một phần nổi bật trong cấu trúc vốn của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển quy hoạch điện than và nhiên liệu hóa thạch sang quy hoạch năng lượng tái tạo. Do đó nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ đáng kể giữa năng lượng tái tạo và sự hình thành cấu trúc vốn. Điều này có ý nghĩa đối với các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân và cộng đồng bởi sự liên kết giữa năng lượng tái tạo và sự hình thành cấu trúc vốn. Và để giải đáp cho lập luận này, nghiên cứu này tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam. Phát hiện từ nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, chính trị gia và các nhà nghiên cứu thấy được những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn cấu trúc vốn trong trường hợp của Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần xem xét các đặc điểm ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp để xác định cấu trúc vốn mục tiêu và xem xét một số đề xuất sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Khi hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp trong ngành bất động sản có xu hướng sử dụng ít nợ hơn, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Thay vì sử dụng nợ, các doanh nghiệp bất động sản có thể tận dụng nguồn vốn nội tại từ lợi nhuận vì loại vốn này có chi phí thấp hơn vốn vay và phát hành cổ phiếu mới. Bên cạnh đó, khi hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ được các chủ nợ đánh giá cao hơn cũng như được các nhà đầu tư tin tưởng hơn trên thị trường tài chính. 

Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bất động sản có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trong khi số năm hoạt động lại có mối quan hệ ngược chiều với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý tài chính cần xây dựng kế hoạch phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xem xét từng giai đoạn hoạt động của ngành bất động sản nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp theo từng năm, từng giai đoạn để có cơ chế huy động các nguồn tài trợ phù hợp. 

Thứ ba, tận dụng quy mô tài sản khi sử dụng nợ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng quy mô của các doanh nghiệp bất động sản và nợ có mối quan hệ cùng chiều. Với quy mô kinh doanh lớn hơn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn từ các chủ nợ so với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quy mô vừa và nhỏ. Do đó, sử dụng nhiều nợ hơn, các công ty bất động sản nên cân nhắc lợi thế về quy mô doanh nghiệp để có thể vay với chi phí vốn thấp. 

Thứ tư, tối đa hóa lợi ích của việc sử dụng nợ. Vốn vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính vì nếu khai thác hiệu quả nguồn vốn vay thì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Để tối đa hóa lợi ích từ việc vay nợ, các doanh nghiệp nên sử dụng linh hoạt các hình thức vay nợ khác nhau thay vì phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thương mại như hiện nay. Việc đa dạng hóa linh hoạt các nguồn vốn huy động sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện cân đối hợp lý giữa chi phí và vốn cũng như thu được lợi ích từ lá chắn thuế.

>> Thông tin bài báo:

- Nguyen Ho Phi Ha and Mai Thanh Tu, “,” Accounting 7 (6) (2021) 1305-1314, DOI:10.5267/j.ac.2021.4.009

 ____________

 Về tác giả của bài báo:

  • Nguyễn Hồ Phi Hà: Học viện Tài chính
  • Mai Thanh Tú: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (CEDS), Trường bet365 ee - ĐHQHGN. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Hướng nghiên cứu làm NCS tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu, so sánh trường hợp Vương Quốc Anh với Việt Nam và một số gợi ý chính sách”.
Liệu nợ nước ngoài có thúc đẩy phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp?

Liệu nợ nước ngoài có thúc đẩy phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp?

Nghiên cứu “Would external debts promote sustainable development in emerging and low-income countries?” của nhóm tác giả Lưu Ngọc Hiệp, Lưu Hạnh Nguyên ...

Chi tiết
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam: Vai trò của tâm lý nhà đầu tư

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam: Vai trò của tâm lý nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh nhờ các chính sách mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu ...

Chi tiết
Dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ: Một phương pháp kết hợp DEA và học máy

Dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ: Một phương pháp kết hợp DEA và học máy

Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) với hơn nửa triệu người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu. Một câu hỏi quan ...

Chi tiết
Báo cáo về rủi ro khí hậu và các sáng kiến bền vững toàn cầu: Phân tích khái niệm và đề xuất nghiên cứu

Báo cáo về rủi ro khí hậu và các sáng kiến bền vững toàn cầu: Phân tích khái niệm và đề xuất nghiên cứu

Sự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...

Chi tiết
Động lực không gian - thời gian của sự lan truyền tham nhũng: Quan điểm cấp địa phương

Động lực không gian - thời gian của sự lan truyền tham nhũng: Quan điểm cấp địa phương

Các mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...

Chi tiết
Vai trò của Chánh niệm trong việc thúc đẩy ý định mua sắm

Vai trò của Chánh niệm trong việc thúc đẩy ý định mua sắm

Nhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...

Chi tiết
Đường giới hạn có tính đánh đổi giữa ESG và tỷ lệ Sharpe: Phân tích bao dữ liệu kép dựa trên kỹ thuật Bootstrap

Đường giới hạn có tính đánh đổi giữa ESG và tỷ lệ Sharpe: Phân tích bao dữ liệu kép dựa trên kỹ thuật Bootstrap

Sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...

Chi tiết
  Mô hình học máy ước tính chi phí xây dựng nhà máy sơ bộ: Nghiên cứu điển hình ở miền Nam Việt Nam

Mô hình học máy ước tính chi phí xây dựng nhà máy sơ bộ: Nghiên cứu điển hình ở miền Nam Việt Nam

Việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...

Chi tiết