bet365 ee - Nhiệm Hữu Hạn.

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Seminar “HRM 3.0: Tương lai Quản trị Nguồn nhân lực thế nào?”

TS. Phạm Mạnh Hùng 14:23 21/10/2022

Sáng ngày 21/10/2022 tại Hội trường 801, Tòa E4, Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội,  Seminar “HRM 3.0: Tương lai Quản trị Nguồn nhân lực thế nào?” đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều kết quả đã đạt được, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục quan tâm.

Đến dự và phát biểu khai mạc Seminar, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh rằng thế giới ngày nay đang trải qua những biến chuyển lớn, các xu hướng mới đang định hình lại thế giới, sự nổi lên của các công nghệ, mô hình kinh doanh mới đang biến đổi cách chúng ta sống và làm việc theo những cách chưa từng có. Kỷ nguyên số đang mở ra một cách tiếp cận mới trong quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi chúng ta nghiên cứu, hiểu rõ về nó để có thể nhanh chóng bắt nhịp với thời cuộc.  Trên tinh thần đó, việc tổ chức Seminar “HRM 3.0: Tương lai Quản trị Nguồn nhân lực thế nào? ” rất thiết thực và ý nghĩa, góp phần làm sáng tỏ một xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực thời đại số,...

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu khai mạc Seminar 

Tiếp đến GS John Shields, Đại học University of Sydney Business School, Australia đã có một buổi thuyết trình và thảo luận rất đặc sắc với những thông điệp đáng quan tâm. GS John Shields nhấn mạnh rằng HRM.3.0 trong kỷ nguyên số vẫn đang trong quá trình định hình và hoàn thiện, nhiều hứa hẹn nhưng cũng không ít thách thức, có những khác biệt lớn với quản trị nhân lực truyền thống. 

Một là, khác với nguồn nhân lực truyền thống thường chỉ được nhìn nhận như là công cụ, là chi phí và do vậy, cần phải giảm thiểu chi phí và gia tăng tối đa lợi nhuận trong khi HR 3.0 được nhìn nhận là nguồn vốn (human capital) vậy nên cần được đầu tư để phát huy, cần được quản trị chiến lược,... 

Hai là, với HR 3.0 thì kỹ năng trở thành giá trị cốt lõi của tổ chức, nhìn sâu hơn, đòi hỏi không chỉ kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) mà còn là kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng chỉ là điều kiện cần, bắt buộc phải có, kỹ năng mềm mới quyết định có việc làm tốt hay không,... 

Ba là, nhân tài, bộ phận cốt lõi của HR 3.0, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. GS John Shields đã viện dẫn Báo cáo đột phá “Cuộc chiến toàn cầu về nhân tài” năm 1997 của McKinsey để làm rõ đặc điểm và tầm quan trọng của nhân tài trong thời đại số. Báo cáo nhấn mạnh rằng thiểu số những cá nhân tài năng đóng góp phần lớn giá trị cho tổ chức. Cuộc chiến toàn cầu về nhân tài là chỉ sự cạnh tranh nhằm tìm kiếm và giữ chân những tài năng này. Đó không phải là những tài năng thông thường hay những người "thông kim bác cổ" mà là những tài năng với tinh thần đổi mới sáng tạo, với năng lực giải quyết vấn đề và ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống bất định, khó lường. Những tài năng như vậy trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cả ở tầm tổ chức cũng như tầm quốc gia. Ở tầm tổ chức, chính các nhà quản trị, điều hành tài năng với tinh thần đổi mới sáng tạo đã tạo nên sự khác biệt quyết định giữa những doanh nghiệp phát triển và những doanh nghiệp yếu kém hay chỉ đủ để tồn tại. Ở tầm quốc gia cũng vậy, khi những nhân tài với tinh thần đổi mới sáng tạo được lựa chọn đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo và quản trị quốc gia sẽ đưa đất nước phát triển theo quỹ đạo đổi mới sáng tạo. 

Cũng bởi vậy, sự cạnh tranh nhân tài trong thời đại số là rất khốc liệt, hơn nữa, nó không giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu, không chỉ giữa các nước phát triển với nhau mà cả các nước đang phát triển, các nước mới nổi nhập cuộc mạnh mẽ.

GS John Shields, Đại học University of Sydney Business School, thuyết trình tại Seminar 

Phần thảo luận diễn ra rất sôi nổi, nhiều vấn đề đã được GS John Shields giải đáp song cũng để lại những tâm tư, đặt ra những vấn đề về đổi mới giáo dục Việt Nam, nhất là giáo dục đại học để bắt nhịp với thời cuộc. 

Trả lời câu hỏi Việt Nam nên bắt đầu từ đâu để thu hẹp khoảng cách về trình độ quản trị, về phát huy vốn nhân lực so với các nước phát triển, GS John Shields cho rằng nên bắt đầu từ nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo trẻ, hãy đầu tư và bồi dưỡng một đội ngũ lãnh đạo trẻ tinh hoa, đẳng cấp thế giới đồng thời các nhà quản trị Việt Nam cần tham gia sâu vào hệ thống quản trị quốc tế, tham gia quản trị ở các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam, hãy học hỏi trực tiếp từ họ,... 

Điểm đáng lưu ý là các sinh viên quốc tế đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Nhật Bản,... rất chủ động đặt câu hỏi, tích cực tương tác với diễn giả trong khi các sinh viên Việt Nam thì khá e dè, thụ động. Một điểm đáng lưu ý nữa là có sự khác biệt trong đặt câu hỏi, cả hai sinh viên đến từ Nhật Bản đều đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề quốc gia, làm sao Nhật Bản giải quyết vấn đề già hóa dân số trong Thời đại HRM 3.0? Sinh viên Việt Nam đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề cá nhân làm sao để có việc làm tốt trong Thời đại HRM 3.0? Sinh viên đến từ Đức thì đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tổ chức, làm sao để các doanh nghiệp, tổ chức trả mức lương tối thiểu công bằng và minh bạch,... 

Vấn đề đặt ra là tại sao sinh viên Việt Nam thông minh, thể hiện rất ấn tượng trong lớp học nhưng ở các seminar, hội thảo quốc tế thì lại khá e dè. Các sinh viên không chủ động, tự tin bày tỏ quan điểm, đặt câu hỏi thì ai có thể tin và nói thay cho các bạn? Có lẽ sinh viên Việt Nam chưa quen với các seminar, hội thảo quốc tế. 

Một số gợi mở về chính sách giáo dục

Một là, trang bị kỹ năng mềm từ sớm, theo đó cùng với việc tập trung vào giáo dục STEM cần sớm trang bị kỹ năng mềm (tư duy phản biện, sáng tạo, cảm thông và chia sẻ, làm việc nhóm...) cho học sinh, nên bắt đầu từ phổ thông cơ sở,... Hơn nữa, học sinh cần được dạy thông qua mô hình giống với nơi làm việc, gắn với hơi thở của thời đại để có thể bắt nhịp ngay với công việc khi ra trường. Có như vậy, nguồn nhân lực mới có thể cạnh tranh thành công trên thị trường lao động quốc tế ngày nay. 

Hai là, tạo lập tâm thế sẵn sàng bước qua vùng quen thuộc,  sẵn sàng từ bỏ những kỹ năng, tư duy cũ, lỗi thời để tập trung cho phát triển kỹ năng mới, không ngừng trau dồi kỹ năng, tinh thần tự học và học tập suốt đời để thích ứng với thời cuộc. Bởi lẽ, sự phát triển đột phá của công nghệ số, mô hình kinh doanh mới khiến nhiều kỹ năng không còn phù hợp hay nhanh chóng lạc hậu, nhiều nghề nghiệp đã, đang và sẽ mất đi, thay vào đó là những nghề nghiệp mới đầy thách thức đòi hỏi những kỹ năng mới hơn là chuyên môn được đào tạo ban đầu. 

Cùng với đó là tinh thần dám tiến bước ra thế giới, bước lên “sân khấu toàn cầu”, có năng lực hoạt động ở tầm khu vực và toàn cầu, thông hiểu thông lệ quốc tế, thành thạo các kỹ năng đàm phán và thuyết trình quốc tế để có thể hợp tác và làm việc hiệu quả với các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài,...   

Ba là, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội.Cũng bởi nhân tài trong thời đại số có giá trị lớn nhiều nơi chào đón với những mời chào hấp dẫn khó cưỡng lại được bởi vậy, cùng với việc cổ súy cho tinh thần dám tiến bước ra thế giới, bước lên “sân khấu toàn cầu”, cần hun đúc các tài năng trẻ thấm nhuần và khắc sâu lòng trung thành với đất nước, trách nhiệm xã hội, vun đắp bằng các giá trị truyền thống tốt đẹp để tạo nên mối ràng buộc tình cảm với đất nước, thấm nhuần họ bằng những cảm xúc về đất nước, tạo sợi chỉ gắn kết với cội nguồn,...  

Các tài năng trẻ cũng cần được giáo dục để tự ý thức về bổn phận không chỉ nỗ lực phát triển bản thân mà còn phải có bổn phận nâng cao năng lực cho những người khác.  Những người còn lại cũng cần được giáo dục để tự ý thức rằng không nên gây trở ngại cho tài năng trẻ vì thói đố kỵ hay thứ chủ nghĩa bình quân lạc lối.

Bốn là, giáo dục đại học cần tiên phong thu hút, kết nối trí tuệ toàn cầu để xây dựng một thế hệ trẻ tài năng với tinh thần đổi mới sáng tạo,  dám tiến bước ra thế giới, bước lên “sân khấu toàn cầu”. Con đường nhanh nhất là “Đứng trên vai người khổng lồ”, mời các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo, quản trị đại học hàng đầu thế giới đến làm việc, cộng tác và “truyền nghề”,… Theo đó các các giảng viên, sinh viên, cán bộ đại học được làm việc cùng và học hỏi trực tiếp từ những người giỏi nhất. 

Cùng với đó, cử các giảng viên, sinh viên xuất sắc ra nước ngoài làm việc và học tập trong thời gian xác định để không chỉ học từ kiến thức sách vở mà còn có trải nghiệm thực tế, học cách ứng phó với sự thay đổi và khác biệt của cuộc sống, học cách thích ứng với một hệ thống quản lý khác, một nền văn hóa của dân tộc khác,...Cần có môi trường rèn luyện thực tế bởi lẽ cũng như thủy thủ giỏi không lớn lên trong bồn tắm, mà là trong bão tố. Chiến binh giỏi không sinh ra trên quân hàm, họ sinh ra trên chiến trường.   

Tóm lại, HR 3.0 thời đại số vẫn đang trong quá trình định hình và hoàn thiện     đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Nhưng dù sao đi nữa để bắt nhịp với thời cuộc, chúng ta cần bắt tay làm luôn và ngay để xây dựng đội ngũ tài năng trẻ với tinh thần đổi mới sáng tạo đủ năng lực giải các bài toán lớn của đất nước, của thế giới, tiên phong tiến bước ra thế giới. Đó không phải công việc một sớm một chiều càng không phải tự nhiên mà có được, cũng không thể theo lối cũ mà đòi hỏi tư duy mới, cách tiếp cận mới đột phá, tốc độ “không truyền thống, không tuần tự”, đòi hỏi chiến lược và những bước đi phù hợp, tương xứng. Trước hết, cần tạo cú hích vào giáo dục đại học để  thu hút,  kết nối trí tuệ toàn cầu nhằm xây dựng đội ngũ tài năng trẻ với tinh thần đổi mới sáng tạo. Đây là bước đi khởi đầu để chúng ta có được nguồn HR 3.0 hùng mạnh đưa đất nước tiến nhanh, tiến xa trong thời đại số.  

GS. John Shields chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học Trường bet365 ee - ĐHQGHN tại seminar “HRM 3.0: Tương lai Quản trị Nguồn nhân lực thế nào?”
Chuyến tham quan thực tế của sinh viên Viện Quản trị kinh doanh tại  LS ELECTRIC VIỆT NAM

Chuyến tham quan thực tế của sinh viên Viện Quản trị kinh doanh tại LS ELECTRIC VIỆT NAM

Ngày 14/12/2023, trong khuôn khổ chương trình học môn Nguyên lý Marketing, sinh viên lớp Quản trị kinh doanh Tài năng thể thao 2023 (QTKD TNTT 2023) đã ...

Chi tiết
Thắm nghĩa thầy trò, đượm tình đồng chí - Chuyến thăm SV đang học giáo dục QPAN đầy ý nghĩa của thầy cô Trường bet365 ee
 - ĐHQGHN

Thắm nghĩa thầy trò, đượm tình đồng chí - Chuyến thăm SV đang học giáo dục QPAN đầy ý nghĩa của thầy cô Trường bet365 ee - ĐHQGHN

Quan tâm, yêu thương và lo lắng cho các em sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ khi bước vào môi trường quân đội nghiêm khắc, đầy tính kỷ luật, ngày 18/12/2023, ...

Chi tiết
Chương trình nâng cao phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên năm 2023: Nỗ lực đột phá trong đào tạo của đội ngũ giảng viên UEB

Chương trình nâng cao phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên năm 2023: Nỗ lực đột phá trong đào tạo của đội ngũ giảng viên UEB

Hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực, phương pháp, kỹ thuật giảng dạy, tạo cơ hội giao lưu kết nối, trao đổi kinh nghiệm giữa, các giảng viên Trường Đại ...

Chi tiết
Điều chỉnh chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao: Nâng cao triển vọng nghề nghiệp cho các vận động viên thể thao Việt Nam

Điều chỉnh chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao: Nâng cao triển vọng nghề nghiệp cho các vận động viên thể thao Việt Nam

Sau 3 năm tổ chức đào tạo chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao theo chủ trương của Chính phủ trong việc định hướng nghề ...

Chi tiết
UEB phối hợp Ban tuyên giáo Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”

UEB phối hợp Ban tuyên giáo Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”

Hội thảo được tổ chức với mục đích nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 36, đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp cho phát triển bền vững kinh ...

Chi tiết
Bài học về sự thay đổi dưới góc nhìn thực tiễn – Chia sẻ từ chuyên gia doanh nghiệp

Bài học về sự thay đổi dưới góc nhìn thực tiễn – Chia sẻ từ chuyên gia doanh nghiệp

Trong khuôn khổ học phần Quản trị sự thay đổi, sáng thứ 6, 24/11/2023, các sinh viên Viện QTKD, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã có cơ hội gặp gỡ và giao lưu ...

Chi tiết
Tiến trình chuyển đổi chiến lược trong các Doanh nghiệp lớn, mảnh ghép nào cho UEB – SBAer?

Tiến trình chuyển đổi chiến lược trong các Doanh nghiệp lớn, mảnh ghép nào cho UEB – SBAer?

ThS. Bùi Gia Tuân – Cựu SV K52 Viện QTKD, tốt nghiệp ThS. ngành Khoa học Quản lý tại Đại học VUB, Brussels, Vương quốc Bỉ, chuyên gia Fintech, Banking ...

Chi tiết
Phát triển tài năng bản thân để hội nhập – Bài học thực tiễn từ chuyên gia doanh nghiệp dành cho sinh viên UEB - SBA

Phát triển tài năng bản thân để hội nhập – Bài học thực tiễn từ chuyên gia doanh nghiệp dành cho sinh viên UEB - SBA

Vào ngày 01/12/2023, các sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Trường bet365 ee , Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhà sáng ...

Chi tiết
Tọa đàm Vận dụng triết lý phương Đông trong Quản trị Kinh doanh

Tọa đàm Vận dụng triết lý phương Đông trong Quản trị Kinh doanh

Sáng ngày 02/12/2023 tại Hội trường 801, Tòa E4, Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Tọa đàm Vận dụng triết lý phương Đông trong ...

Chi tiết