Trải qua nhiều tháng ngày cố gắng tìm tòi và nghiên cứu, nhóm 03 bạn sinh viên tài năng của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã đạt được thành tích vô cùng xuất sắc với đề tài “So sánh tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam”
Nhóm sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế gồm bạn Vũ Minh Nguyệt, Lê Nguyễn Thu Trang và Sầm Phạm An Bình, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thanh Hương, đã đạt được Giải Nhì nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022. Với đề tài nghiên cứu “So sánh tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam”, nhóm tác giả sử dụng đồng thời ba phương pháp phân tích định lượng: chỉ số thương mại, mô hình trọng lực kết hợp với kịch bản cam kết cắt giảm thuế quan theo giai đoạn, mô hình SMART với kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA và RCEP có hiệu lực.
Kết quả nghiên cứu từ cả ba phương pháp đều cho thấy EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản chủ lực sang EU nhanh và mạnh mẽ hơn RCEP. Trong đó, EU có ưu thế hơn hẳn về mặt hàng tôm, cá ngừ và cá tra. Nhuyễn thể là mặt hàng mà RCEP có tác động rõ ràng hơn. Giá trị của nghiên cứu còn nằm ở những đề xuất giải pháp nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà EVFTA và RCEP mang lại, từ đó thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Để có được thành quả ngày hôm nay, nhóm sinh viên đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, thử thách. Nhóm trưởng nhóm nghiên cứu - bạn Vũ Minh Nguyệt chia sẻ “Ngay từ khi bắt đầu, đề tài của chúng em có chút gì đó không “vừa sức”, tuy ý tưởng không quá mới nhưng lại rất nặng về phần lượng. Suốt 8 tháng thực hiện đề tài, chúng em cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt là khoảng thời gian “ăn ngủ” cùng số liệu. Do đề tài thực hiện phân tích sâu đến cấp ngành ở mã HS6-8 chữ số, chúng em phải thu thập, tổng hợp hàng nghìn số liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau. Mỗi lần mô hình gặp vấn đề, chúng em lại phải tìm số liệu từ đầu, kiểm tra và sửa đổi rất nhiều lần. Thậm chí khi phát hiện ra lỗi sai trong chạy mô hình, sau khi chạy lại thì kết quả không có ý nghĩa thống kê. Những lúc như thế thật sự rất nản chí, khiến chúng em nhiều lần muốn bỏ cuộc.”
Tuy nhiên, những tháng ngày nghiên cứu cũng đầy những kỷ niệm khó quên đối với 03 bạn sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Đó là những ngày cùng thức thâu đêm làm mới bộ số liệu. Đó là 8 tháng gắn bó để hiểu nhau hơn. Ngoài thành tích NCKH đạt được, đối với các bạn sinh viên, có được những người bạn đồng hành đáng tin cậy và người hướng dẫn tận tâm chính là thành tựu vô giá nhất. Đối với cả 03 bạn, một người không thể không nhắc tới chính là cô Vũ Thanh Hương, giảng viên hướng dẫn và cũng là người truyền lửa cho nhóm nghiên cứu trong suốt cả quá trình. Ngay từ những ngày đầu hình thành ý tưởng, cho đến khi hoàn thiện bài nghiên cứu, cô đã luôn đồng hành, hỗ trợ nhóm từ việc phân tích vấn đề, tìm nguyên nhân hay đưa ra giải pháp. “Những lời động viên, khích lệ của cô cũng chính là động lực giúp chúng em không bỏ cuộc”, các bạn sinh viên chia sẻ.
Một điều quan trọng không kém để giúp sinh viên dạt được những thành tích nghiên cứu xuất sắc chính là sự tạo điều kiện hết mình của khoa KT&KDQT. Khoa đã tổ chức rất nhiều các các buổi chia sẻ, phát động hay hỗ trợ tìm và liên hệ giảng viên hướng dẫn; luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc 1 cách kịp thời nhất để các nhóm có được quá trình nghiên cứu thuận lợi.
Việc tham gia NCKH đã mang lại cho sinh viên những cơ hội tuyệt vời để phát triển bản thân. Không chỉ được rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu, sinh viên còn cùng nhau học cách thống nhất các ý tưởng nghiên cứu, vận dụng những kiến thức nền tảng đã học và tiếp cận các kiến thức mới, hỗ trợ nhau để phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho bài viết. NCKH là một quá trình lâu dài, nhưng chính quá trình ấy sẽ dạy cho sinh viên tính kiên trì, lạc quan; mang đến nhiều mối quan hệ mới và thúc đẩy các bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để tìm ra cách tư duy sáng tạo.
Trong bối cảnh biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp dệt may toàn cầu nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, phải đối mặt với ...
Chi tiếtNgày 18/08/20023 vừa qua, Hội thảo khoa học với chủ đề “Ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” đã diễn ra ...
Chi tiếtNhóm nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, TS. Vũ Thanh Hương, TS. Nguyễn Thị Minh Phương và ThS. Đặng Thành Đạt đã thực hiện nghiên cứu “Factors ...
Chi tiếtCác nhà nghiên UEB và những đóng góp tại toạ đàm “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA VÀ EVIPA” vào ngày 25/10/2022 đã mang đến ...
Chi tiếtKhoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tổ chức thành công Hội nghị phát động phong trào NCKH sinh viên năm học 2022 - 2023 với sự tham gia của các giảng ...
Chi tiếtVào chiều ngày 10/10/2022, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế tổ chức Chương trình phát động hoạt động Nghiên cứu khoa học sinh viên năm ...
Chi tiếtTS. Trần Nguyễn Ngọc Cương - Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường bet365 ee - ĐHQGHN đã cùng các cộng sự thực hiện 02 nghiên ...
Chi tiếtNhững năm gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động lớn như khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2007-2009, đại dịch Covid-19, căng thẳng Nga-Ukraine, ...
Chi tiếtNghiên cứu công bố trên Journal of International Trade and Economic Development của tác giả Nguyễn Tiến Dũng đã đánh giá được những tác động ...
Chi tiết