Sáng ngày 18/10/2022 tại Hội trường tầng 29 Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Diễn đàn Kinh tế &Thương mại Việt – Hàn do Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Pusan Hàn Quốc đồng tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều kết quả có giá trị, nhiều gợi mở đáng giá cho Việt Nam để vượt qua bẫy thu nhập trung bình tiến tới trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường bet365 ee , Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bài phát biểu trong lễ khai mạc nêu cao tinh thần hợp tác, sự tin tưởng, gắn kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc: “Hướng tới mục tiêu Quốc tế hóa giáo dục, Nhà trường đã và đang tổ chức thành công và đa dạng các diễn đàn quốc tế với mong muốn trao đổi, giao lưu văn hóa, tri thức, tìm ra hướng đi và giải pháp tháo gỡ nút thắt cho nền kinh tế - văn hóa, đưa đất nước Việt Nam và các đối tác chiến lược phát triển toàn diện. Bằng cả trái tim, tôi hy vọng Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VIKOEF 2022) sẽ tạo ra những giá trị ý nghĩa, trở thành dấu ấn lịch sử, tạo tiền đề để mối quan hệ song phương giữa hai nước phát triển bền vững. Đồng thời, xây dựng niềm tin tuyệt đối cho đối tác từ cả hai phía, dù xa cách về địa lý nhưng luôn giữ những trái tim yêu thương ở gần nhau hơn!”.
Về phần chuyên môn, Diễn đàn đề cập và thảo luận những vấn đề quan trọng với những kiến giải và gợi mở sâu sắc căn cứ trên những bằng chứng khoa học và thực tiễn giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình tiến tới nền kinh tế phát triển. Đáng chú ý là tham luận “Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình” của GS Lee Keunjae, Đại học Quốc gia Pusan, bàn luận những vấn đề rất đáng quan tâm đối với nước ta hiện nay.
Bẫy thu nhập trung bình
Viện dẫn quan điểm của Daron Acemoglu và James Robinson (2013) rằng mắc bẫy thu nhập trung bình không phải do thất bại của thị trường mà là thất bại của chính phủ/thể chế, GS Lee cho rằng “các nền kinh tế ngôi sao Nam Mỹ” vang bóng một thời như Brazil và Argentina, hay các nước ở châu Á như Philipines và Thái Lan là các trường hợp thất bại điển hình. Họ đã thất bại trong chuyển đổi sang Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, say sưa mãi với Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng và do vậy, bị mắc kẹt ở đó.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore là các trường hợp thành công điển hình trong vượt qua bẫy thu nhập trung bình trở thành nền kinh tế phát triển. Họ thành công trong cải cách chính phủ/thể chế và đổi mới nền kinh tế.
Mô hình tăng trưởng và vai trò của chính phủ
Theo GS Lee, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng của các nhân tố sản xuất như vốn nhân lực, vốn vật chất và vốn xã hội. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng thúc đẩy bởi gia tăng số lượng các nhân tố sản xuất, với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, sự đô thị hóa nhanh chóng, Mô hình này tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu thúc đẩy bởi cải thiện chất lượng và hiệu quả của các nhân tố sản xuất được dẫn dắt bởi công nghệ, đổi mới và giáo dục.
GS Lee nhấn mạnh rằng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình tiến tới nền kinh tế phát triển thì nhất định phải chuyển đổi thành công sang Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
Vai trò của chính phủ đều rất quan trọng trong cả giai đoạn tăng trưởng theo chiều rộng và giai đoạn tăng trưởng theo chiều sâu nhưng trọng tâm thì rất khác nhau ở mỗi giai đoạn. Ở giai đoạn tăng trưởng theo chiều rộng thì vai trò trọng tâm của chính phủ là huy động tối đa các nguồn lực còn ở giai đoạn tăng trưởng theo chiều sâu thì chính phủ cần đặt trọng tâm vào chuyển đổi nền kinh tế có cơ cấu thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu.
Sự chuyển đổi của kinh tế Hàn Quốc theo 3 giai đoạn và vai trò của chính phủ được GS Lee sử dụng làm minh chứng (Hình dưới).
| Thập kỷ 1960-1970 | Thập kỷ 1980-1990 | Sau năm 2000 |
Mô hình tăng trưởng | Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng | Chuyển tiếp | Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu |
Mục đích | Tăng trưởng bằng mọi giá | Tăng trưởng với sự ổn định | Tăng trưởng gắn với phúc lợi xã hội |
Chính sách | Định hướng xuất khẩu và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước | Mở cửa và toàn cầu hóa | Toàn cầu hóa sâu sắc |
Vai trò của chính phủ | - Chính phủ mạnh - Phân bổ nguồn lực trực tiếp | - Tăng cường chức năng thị trường - Cải cách thủ tục và thể chế - Chính phủ can thiệp gián tiếp | -Các sáng kiến tư nhân - Hệ thống thị trường lành mạnh - Các quy định tiên tiến và cải cách thể chế |
Ngành công nghiệp mục tiêu | -Ngành công nghiệp thâm dụng lao động - Hóa chất, thép, đóng tàu | -Ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ - Điện tử, chất bán dẫn, sản xuất ô tô | - Ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ cao - Chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, người máy thông minh |
Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Một là, chính sách kinh tế cần tập trung giảm bớt những thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và không gian thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển và hãy để khu vực tư nhân vận hành thị trường,...
Hai là, cải cách thể chế để cải thiện vốn xã hội, cần chú trọng gia tăng lòng tin, hãy học theo những trường hợp cải cách của các quốc gia tiên tiến. GS Lee nhấn mạnh rằng vốn xã hội là nhân tố quyết định giúp Hàn Quốc nhanh chóng vượt qua khủng hoảng kinh tế 1997 -1998. Cần xây dựng tinh thần dám tiến ra thế giới, bước lên “sân khấu toàn cầu” với những sản phẩm đẳng cấp thế giới, với Hàn Quốc, đó là chất bán dẫn, chip nhớ. Việt Nam cần có những sản phẩm tương tự như vậy, sản phẩm đó là gì thì chính các bạn là người phải lựa chọn và phát triển,...
Ba là, giáo dục có mối tương quan tới tất cả các khía cạnh then chốt như vốn nhân lực, năng lực chính phủ, vốn xã hội và chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ nhập học giữa Việt Nam và Hàn Quốc ở bậc tiểu học gần như nhau nhưng ở giáo dục bậc cao Việt Nam còn kém xa Hàn Quốc,... Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện đáng kể tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao,...
Bàn về vấn đề văn hóa, giáo dục, TS. Nguyễn Thị Phi Nga có những nhận xét rất xác đáng rằng một trong những điểm mấu chốt tạo nên thành công của giáo dục Hàn Quốc là đề cao người Thầy, tiếng nói của giáo sư Hàn Quốc rất được coi trọng, hơn nữa, giáo dục Hàn Quốc không chỉ chú trọng trang bị kiến thức cho học sinh mà rất coi trọng việc rèn tính kỷ luật, thái độ cho học sinh,...
PGS.TS. Phan Chí Anh, từ góc nhìn doanh nghiệp, có những bình luận sâu sắc rằng Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam với gần 10.000 doanh nghiệp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để kết nối hiệu quả số doanh nghiệp này với hơn 600.000 doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng cần làm tốt ba vấn đề, một là, Việt Nam cần thiết lập hệ tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế, tạo nên sự tương thích với các tiêu chuẩn của Hàn Quốc,... Hai là, tăng cường các kênh kết nối, chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Ba là, đào tạo chuyên gia, việc này Hàn Quốc đã làm, chẳng hạn, 4 năm qua, Samsung phối hợp với Bộ Công thương đào tạo được hơn 200 chuyên gia về công nghệ, sản xuất tiên tiến, cải thiện năng suất lao động,... song con số hơn 200 chuyên gia là quá nhỏ, chưa đủ,...
Phiên thảo luận cùng các chuyên gia do PGS.TS. Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Vũ Tiến Lộc chủ trì diễn ra rất sôi nổi và chất lượng.
Đã có những câu hỏi lớn được đặt ra và được các chuyên gia, nhà khoa học trả lời từ các góc nhìn khác nhau. Đại diện phía Việt Nam trả lời câu hỏi Việt Nam giải quyết thế nào bài toán hết sức nan giải vừa phải tiếp tục hoàn thành những vấn đề thuộc CMCN 2.0 và 3.0 đồng thời phải đột phá vào CMCN 4.0 để bắt nhịp với thời đại, GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch HĐKH & ĐT, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng chúng ta cần thực hiện cả ba nhiệm vụ cùng một lúc, một mặt, vẫn đi tuần tự các bước nhưng phải đi thật nhanh để bắt kịp, mặt khác, đột phá vào CMCN 4.0 để tiến cùng thời đại,...
GS. Lee, đại diện phía Hàn Quốc, thì cho rằng Việt Nam cần lựa chọn cẩn trọng cái gì phát triển theo tuần tự, cái gì cần đột phá, cái gì phát triển theo tuần tự nhưng đi thật nhanh để bắt kịp,... Bởi lẽ, không phải cái gì cũng có thể đột phá thành công, nếu không cái giá phải trả sẽ rất đắt, thực tiễn thì rất nghiệt ngã luôn tuân theo quy luật thép, không dễ gì phá vỡ,...
Trả lời câu hỏi về vai trò của FDI và doanh nghiệp trong nước giữa Việt Nam và Hàn Quốc, GS Lee cho rằng bối cảnh trước đây của Hàn Quốc rất khác Việt Nam hiện nay, FDI chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nền kinh tế Hàn Quốc, mà vai trò của các Cheabol là rất lớn, với VN hiện nay thì khác, tỷ trọng FDI rất lớn. GS Lee lưu ý rằng FDI không chỉ là vốn mà quan trọng hơn đó là nguồn công nghệ tiên tiến, là quản trị hiện đại, Việt Nam nên tận dụng hiệu quả những thứ quý giá này.
Cuối cùng GS Lee bày tỏ niềm tin vào sự phát triển bứt phá của Việt Nam, rằng hơn 30 năm trước đây không ai dám nghĩ Hàn Quốc sẽ bắt kịp chứ đừng nói gì vượt Nhật Bản, giờ đây Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản ở một số sản phẩm công nghệ cao, một số lĩnh vực kinh tế,... thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của Hàn Quốc là hơn 31.000 USD, tiệm cận tới mức gần 40.000 USD của Nhật Bản, được dự báo sẽ vượt Nhật Bản vào cuối thập kỷ này. Tương tự, hiện tại thì khoảng cách giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn khá xa, năm 2021 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là hơn 3600 USD so với hơn 31.000 USD của Hàn Quốc, song hơn 30 năm sau việc Việt Nam bắt kịp, thậm chí vượt Hàn Quốc là có thể, người Việt Nam rất có tiềm năng, các bạn có các doanh nghiệp công nghệ sáng giá như Zalo, Vingroup,...
Nghiên cứu Khoa học Sinh viên là hoạt động thường niên được Trường bet365 ee - ĐHQGHN chú trọng và đầu tư nghiêm túc. Ngày 16/04/2021, Hội nghị NCKH ...
Chi tiếtNgày 25/3/2020, Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã diễn ra thành công, đúng tiến độ với hình thức trực tuyến trong lúc ...
Chi tiếtTrong số 26 nhà khoa học tiêu biểu trong công bố quốc tế và đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị kinh doanh vinh ...
Chi tiếtChiều thứ 6, ngày 22/10/2021, Viện Quản trị Kinh doanh đã tổ chức thành công hội nghị phát động phong trào NCKH sinh viên (năm học 2021 - 2022) với sự ...
Chi tiết