Ban hành theo Quyết định số 3907/QĐ-ĐHQGHN, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Cập nhật theo Công văn số 1884/ĐHQGHN-ĐT ngày 06/06/2017 và Công văn số 177/ĐHQGHN-ĐT ngày 18/01/2019 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế là gì?
Đây là chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành về quản lý kinh tế, giúp học viên tiếp cận được những nguồn kiến thức về kinh tế , có cái nhìn toàn diện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lý kinh tế xã hội hiện đại.
Chương trình bổ sung và nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào thực hiện các công việc quản lý cụ thể, làm chủ các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Lợi ích khi học thạc sĩ Quản lý Kinh tế tại Trường bet365 ee - ĐHQGHN
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế giúp học viên tích lũy và nâng cao kiến thức chuyên môn về quản lý kinh tế bao hàm các nội dung chuyên sâu về quản lý các tổ chức công (thông qua các học phần Quản lý công và lãnh đạo hay Quản trị chiến lược trong các tổ chức công, Quản lý tài chính công…) và các nội dung chuyên sâu về quản lý chiến lược thông qua các học phần như Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao, Nhà nước thị trường và quản trị quốc tế… Từ đó, người học sẽ hiểu và ứng dụng được kiến thức để tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế tại các đơn vị công tác và thực hành tốt các công việc cụ thể về quản lý kinh tế.
Có tầm nhìn bao quát về kinh tế
Học viên chương trình Thạc sĩ quản lý kinh tế có khả năng phát hiện và tổ chức các công việc trong hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế… Bên cạnh đó, chương trình đào tạo mang đến cho các học viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng để có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn.
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
Học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế được trang bị các kỹ năng như năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Học viên có năng lực áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách…
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành và địa phương: Có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đây chính là một nguồn nhân lực quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà quản lý kinh tế tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý kinh tế vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý, có thể đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức công và tư, góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý kinh tế ngày càng hiệu quả hơn.
Các chuyên gia tư vấn thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng phân tích chính sách, trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.
>> Chi tiết về chương trình xem tại đây.
Chương trình Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sĩ có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có năng ...
Chi tiếtChương trình Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sĩ có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có năng ...
Chi tiếtBan hành theo Quyết định số 3907/QĐ-ĐHQGHN, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Cập nhật theo Công văn số 1884/ĐHQGHN-ĐT ...
Chi tiết